Tết cổ truyền in đậm trong dấu ấn mỗi người con miền Nam là đòn bánh tét, miền Bắc là những chiếc bánh chưng xanh vuông vức, còn với người Thái ở Điện Biên là những chiếc bánh chưng gù với hình dáng đặc trưng và hương vị độc đáo không thể thiếu mỗi khi dịp tết về.
Nướng là phương pháp chế biến ẩm thực truyền thống, độc đáo của đồng bào dân tộc Thái. Theo tiếng Thái, phương pháp nướng trên lửa, than hồng gọi là chí hoặc pỉnh; nướng vùi trong tro nóng gọi là pho. Một trong các bí quyết để chế biến nhiều món ăn nổi tiếng của đồng bào Thái là không dùng dầu mỡ, chỉ chú trọng tới việc phối trộn, tẩm ướp gia vị một cách hài hòa. Sau đó, các nguyên liệu được gói vào các loại lá, đồ hoặc nướng, giúp món ăn tăng được mùi vị và độ ngậy của các loại thịt.
Xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông có Tháp Mường Luân, di tích kiến trúc nghệ thuật cổ nằm bên bờ sông Mã, có mó nước khoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông, cùng với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ hữu tình mà bên cạnh đó, Mường Luân còn được biết đến với những món ăn truyền thống, độc đáo của người dân bản địa, mà tiêu biểu trong đó là món rêu nướng của dân tộc Lào.
Da trâu là nguyên liệu khá quen thuộc để chế biến các món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Lào ở bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên. Trong đó món mọ nằng nâu (mọ da Trâu) là độc đáo hơn cả.
Dân tộc Si La (còn có tên gọi khác là Cú Dé Xử, Khà Pé), là một trong 16 dân tộc thiểu số rất ít người (dưới 10.000 người) ở Việt Nam, sinh sống tập trung tại huyện Mường Tè (Lai Châu) và huyện Mường Nhé (Điện Biên).
“Rượu Mông Pê - Dê núi đá - Cá sông Đà - Gà xương đen” là 4 loại quà quý, đặc sản của vùng đất Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên. Trong đó, gà đen Tủa Chùa hay Ka Đu theo cách gọi của đồng bào dân tộc Mông, là giống gà đặc hữu của huyện Tủa Chùa. Trải qua hàng ngàn năm với cuộc sống du canh, song gà đen vẫn được lưu giữ qua bao thế hệ bởi người Mông coi gà đen là tài sản quý, luôn có mặt trong danh mục tài sản thừa kế cho tặng, dựng vợ gả chồng. Gà đen có mắt viền đen, da đen, vân thịt đen, phủ tạng đen, xương cũng nhuốm đen.
Đồng bào Mông sinh sống chủ yếu ở trên các triền núi cao nên lương thực chính bao đời nay là cây ngô. Mèn Mén (hay còn được gọi là bột ngô hấp) được người Mông chế biến từ những hạt ngô được trồng trong những kẽ đá trên núi cao. Tuy là một món ăn dân dã, đơn giản nhưng để chế biến được mẻ Mèn Mén thơm ngon, đòi hỏi người làm có nhiều kinh nghiệm, thời gian và tâm huyết với nhiều công đoạn chuẩn bị.