Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới, dân số trên 60 vạn người, có 19 dân tộc sinh sống trong đó dân tộc Mông chiếm 38,12% dân số toàn tỉnh với 05 ngành: Mông trắng, Mông xanh, Mông đen, Mông đỏ, Mông Hoa, phân bố ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Riêng ngành Mông trắng tập trung ở các huyện: Điện Biên, Điện Biên Đông, Tuần Giáo.
Người Hà Nhì (còn có tên gọi khác như U Ní, Xá U Ní) là một trong số 54 dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, gồm 3 nhóm địa phương: Hà Nhì Cồ Chồ, Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Đen. Trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Hà Nhì sinh sống tập trung tại 4 xã vùng giáp biên của huyện Mường Nhé là Sín thầu, Chung Chải, Sen Thượng và Leng Su Sìn, thuộc hai nhóm là Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ.
Tháng 3 đến với Điện Biên, chúng ta sẽ được ngắm những cánh rừng hoa Ban nở khắp núi đồi, khắp các con đường dẫn vào thành phố từng chùm, từng chùm hoa Ban xòa cánh, điểm những nốt trắng muốt lên nền trời xanh thẳm ban trưa. Những nụ hoa thon thon như búp tay người con gái.
Lễ hội Hoa Ban năm 2021 được tổ chức gắn với Ngày hội Văn hoá, Thể thao, Du lịch tỉnh Điện Biên lần thứ VII được tổ chức với nhiều điểm nhấn, hứa hẹn sẽ mang đến không gian văn hóa đa sắc màu, mang đậm dấu ấn của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên.
Hằng năm cứ vào độ tháng hai âm lịch, khi hoa đào, hoa mận đã dần phai thì có một loài hoa khác lại đua nở sáng bừng núi rừng Tây Bắc, như một lời gọi mời du khách bốn phương “Về Điện Biên mùa xuân , về miền hoa Ban”. Trong ký ức của người đi xa đất này, cùng với nỗi nhớ mường, nhớ bản, nhớ rừng núi thân yêu, còn có nỗi nhớ da diết loài hoa Ban đẹp đẽ.
Trên địa bàn tỉnh Ðiện Biên, người Hà Nhì có khoảng hơn 5.500 người, sinh sống tập trung chủ yếu ở 4 xã: Sín Thầu, Sen Thượng, Chung Chải và Leng Su Sìn (huyện Mường Nhé). Những năm gần đây, đời sống của người Hà Nhì đã có nhiều đổi thay, phát triển, tạo điều kiện để giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống qua những phong tục, nếp sống đặc trưng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Theo lịch sử dân tộc Thái, Xên Mường Thanh là loại hình văn hóa dân gian bản địa và mang đậm bản sắc văn hoá tâm linh có từ thế kỷ thứ XIII, khi thủ lĩnh Lạn Chượng đặt chân lên vùng đất này. Xên Mường Thanh là lễ hội thể hiện lòng biết ơn đối với những người lập bản, dựng mường, bảo vệ bản làng; cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, cuộc sống được ấm no, hạnh phúc.
Đồng bào dân tộc Khơ Mú còn có một số tên gọi khác như Kmụ, Xá Cẩu, Tày Hạy, Mứn Xen, Pu Thềnh, Tềnh,…. Ở Điện Biên, cộng đồng người Khơ Mú là một trong những cộng đồng sinh sống lâu đời và tập trung nhiều nhất ở các huyện Ðiện Biên, Tuần Giáo, Ðiện Biên Ðông và huyện Mường Chà. Đồng bào dân tộc cư trú theo làng bản và có một kho tàng văn hóa truyền thống phong phú, góp phần quan trọng làm nên dấu ấn vô cùng độc đáo riêng biệt.
Là một trong 19 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, đồng bào dân tộc Mông cư trú tập trung ở các huyện: Tủa Chùa, Điện Biên Đông, Mường Chà, Mường Nhé, Tuần Giáo và rải rác ở các huyện Điện Biên, Mường Ảng, thị xã Mường Lay và thành phố Điện Biên Phủ.