Du lịch Điện Biên
Du lịch Điện Biên
  • Thêm 10 di sản được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
  • Thời gian đăng: 23/08/2022 10:08:25 AM
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ra quyết định công nhận thêm 10 di sản vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc các loại hình: Lễ hội truyền thống; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Nghề thủ công truyền thống; Tri thức dân gian; Nghệ thuật trình diễn dân gian; Ngữ văn dân gian.
  • batrieu.jpg

    Lễ hội đền Bà Triệu (Thanh Hóa)

    Cụ thể, 10 di sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 2022 gồm:

    1. Nghề thủ công truyền thống Nghề làm tàu hũ ky, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

    2. Tri thức dân gian Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông Hoa, huyện Lâm Bình, huyện Hàm Yên, huyện Chiêm Hoá, huyện Na Hang, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

    3. Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ Đại Phan của người Sán Dìu, tỉnh Tuyên Quang.

    4. Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát sắc bùa của người Mường, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

    5. Lễ hội truyền thống Lễ hội Mường Xia, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

    6. Lễ hội truyền thống Lễ hội Đền Bà Triệu, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

    7. Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người M'nông, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.

    8. Ngữ văn dân gian Lời nói vần của người Ê đê, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk.

    9. Lễ hội truyền thống Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị nước mặn, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

    10. Nghề thủ công truyền thống Nghề dệt thổ cẩm của người M'nông, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, xã Đăk Nhau, xã Đồng Nai, xã Thọ Sơn, xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.

    monghoa.jpgNghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông Hoa

    Việc bổ sung các di sản vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Bộ VHTTDL nhằm lưu giữ được công sức và nét đẹp văn hóa truyền thống của các thế hệ trước; tạo tiền đề để các thế hệ sau tái tạo và phát triển; góp phần làm phong phú nền văn hóa dân tộc nói riêng và di sản văn hóa thế giới nói chung; phát huy giá trị di sản nhằm tạo cơ hội phát triển du lịch và xây dựng hình ảnh, dấu ấn riêng của đất nước với bạn bè quốc tế.

    Đồng thời, việc công nhận những di sản phi vật thể mới giúp người dân ở các địa phương có các di sản nâng cao ý thức duy trì, gìn giữ và bảo vệ văn hóa, nghệ thuật của dân tộc cũng như phát triển các sản phẩm mang tính chất tinh thần gắn liền với cộng đồng hoặc cá nhân vật thể và không gian văn hóa liên quan.

    sacbua.pngHát Sắc Bùa của đồng bào dân tộc Mường

  • Tác giả: Việt Hà
  • Nguồn tin: sưu tầm
  • Hình ảnh: Khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
  • Tổng cục Du lịch chính thức khởi động chương trình truyền thông “Live fully in Vietnam” đón khách quốc tế
  • Khai trương phòng chờ Thương gia First Lounge by Bamboo Airways tại Cảng hàng không Điện Biên Phủ
  • Thị xã Mường Lay không tổ chức Lễ hội Đua thuyền đuôi én lần thứ VIII, năm 2022
  • Trao giải cuộc thi video/clip “Phụ nữ Điện Biên chung tay quảng bá du lịch địa phương”
  • Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành Kế hoạch phát triển các sản phẩm OCOP bền vững trên địa bàn tỉnh
  • Lễ công bố, trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề làm giày thêu của người Xạ Phang”, thuộc loại hình tri thức dân gian đối với nghề làm giày của cộng đồng dân tộc người Xạ Phang
  • Khởi nghiệp và gìn giữ, phát huy văn hóa dân tộc
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành văn bản hướng dẫn tạm thời thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
  • Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới
  • Trang: 
  • 651-660 of 996<  ...  61  62  63  64  65  66  67  68  69  70  ...  >