Du lịch Điện Biên
Du lịch Điện Biên
  • DU LỊCH ĐIỆN BIÊN – “TÂM THẾ VÀ KỲ VỌNG”
  • Thời gian đăng: 04/07/2022 08:21:44 AM
  • Nhận thức đầy đủ về tiềm năng lợi thế và cơ hội cho hợp tác đầu tư cũng như xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng… với sự lựa chọn du lịch và dịch vụ du lịch để nhằm khai thác tiềm năng lợi thế của tỉnh. Ngày 18/10/2002, BCH Đảng bộ tinh đã ban hành Nghị quyết số 17/NQ-TU về phát triển du lịch đến năm 2010 với những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để du lịch Điện Biên dần trở thành ngành kinh tế quan trọng, có nhiệm vụ thúc đẩy các ngành KT-XH phát triển nhanh theo hướng bền vững, cùng với mục tiêu phát triển KT-XH, QP-AN là việc thay đổi về nhận thức của các ngành từ tỉnh đến cơ sở về du lịch đồng thời là việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch và dịch vụ đòi hỏi ngày càng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành kinh tế tổng hợp quan trọng có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, mang lại nhiều lợi ích cho tất cả các bên tham gia vào hoạt động du lịch và dịch vụ.
  • dien-bien-phu-16099078577991173934143-16443115864071355931665.jpg

    Nghị quyết 17 của BCH Đảng bộ tỉnh đã tạo ra tâm thế mới cho phát triển du lịch cũng như các ngành sản xuất và dịch vụ khác. Đồng thời là việc thành lập thành lập mới 02 đơn vị: Phòng Quản lý Du lịch và Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Du lịch trực thuộc Sở Thương mại và Du lịch thực hiện hai chức năng quản lý nhà nước về du lịch và tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại du lịch đến các thị trường khách mang tính chuyên nghiệp…

    Nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2004). Được Chính phủ cho phép đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia Điện Biên Phủ (sau Hạ Long - Quảng Ninh, khởi đầu cho loại hình tổ chức năm Du lịch Quốc gia từ năm 2003) với chủ đề "Điện Biên Mùa Ban Trắng" khai mạc vào tối 13/3/2004 với nhiều hoạt động về văn hóa, ẩm thực, hội thảo, hội chợ, giao lưu nhân dân… diễn ra trên các địa bàn trong năm. Đây thực sự là điểm nhấn đột phá cho du lịch Điện Biên và vùng Tây Bắc trong điều kiện còn rất nhiều khó khăn. Đối với Điện Biên vừa phải xây dựng cơ sở vật chất để thị xã Điện Biên Phủ trở thành thành phố trực thuộc tỉnh (2003) và chia tách thành lâp mới 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu (01/01/2004). Với sự quyết tâm của nhân dân các dân tộc Điện Biên, sự giúp đỡ, hỗ trợ của cả nước, thành công của Năm Du lịch Quốc gia Điện Biên Phủ đã đáp ứng được sự kỳ vọng của Chính phủ về việc xác định mục tiêu lựa chọn và tổ chức Năm Du lịch Quốc gia cho khu vực và địa phương trong những năm tiếp theo với mục tiêu phát huy cao nhất tiềm năng lợi thế của từng địa phương. Năm Du lịch Quốc gia Điện Biên Phủ 2004 được đánh giá đã đạt được mục tiêu kép về chính trị, kinh tế, văn hóa, môi trường và liên kết hợp tác cùng phát triển, việc lựa chọn 10 bản văn hóa trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên để phục vụ du khách với trải nghiệm về tập quán văn hóa dân tộc, ẩm thực phong phú đã làm nên loại hình du lịch mới (du lịch cộng đồng) và là điểm nhấn, cú hích quan trọng cho phát triển KT-XH tại các điểm được lựa chọn trong điều kiện còn nhiều khó khăn. Việc đón 178.000 lượt khách, doanh thu đạt 30,4 tỷ đồng năm 2004 là kỳ tích của du lịch Điện Biên với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, và là sự khởi đầu cho việc xác định xây dựng thôn, bản văn hóa sạch đẹp, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn. Du lịch Điện Biên nhận được sự giúp đỡ quốc tế về nâng cao nhận thức của người dân bản địa để phát triển du lịch cộng đồng của Tổ chức SNV (Tổ chức phát triển Hà Lan cho du lịch bền vững). Đến nay, Năm Du lịch Quốc gia Điện Biên Phủ 2004 vẫn còn là ấn tượng tốt đẹp đối với các cấp quản lý, doanh nghiệp, du khách trong và ngoài tỉnh đối với sự thân thiện, chu đáo, mến khách của nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên.

    Nhằm đa dạng hóa và mở rộng thị trường với sản phẩm ngày càng phong phú, phát huy tiềm năng, lợi thế để du lịch phát triển theo hướng tích cực, thúc đấy các ngành sản xuất, KT-XH cùng phát triển. BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết 08/NQ-TU ngày 07.3.2007 về Chương trình phát triển thương mại, du lịch, kinh tế cửa khẩu và đối ngoại đến năm 2010, đã tạo ra động lực mới cho thương mại, đặc biệt là xuất nhập khẩu với sự tăng trưởng liên tục về thị trường và kim ngạch theo hướng nhập khẩu vật tư thiết bị và công nghệ, xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng nội địa, cùng với xuất nhập khẩu là hoạt động đối ngoại và nâng cấp, mở mới các cặp cửa khẩu, lối mở, theo đó các cặp chợ phát triển tạo điều kiện cho cư dân biên giới phát triển sản xuất và giao lưu văn hóa, tạo cơ hội cho phát triển du lịch trên cơ sở mở rộng và kết nối hợp tác 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng gồm: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ, Hà Giang, Hòa Bình, Yên Bái gọi tắt là TBMR, các thị trường khách trong nước với thị trường Trung Quốc và Lào qua các cặp của khẩu của Điện Biên; được các doanh nghiệp du lịch của 3 nước thường xuyên gặp nhau để thực hiện các hoạt động: khảo sát, xúc tiến và đưa đón khách đến thị trường của nhau… qua đó các hoạt động dịch vụ xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh được tăng cường và mở rộng. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Điện Biên giai đoạn đến năm 2020 được lập và UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 150/QĐ-UBND ngày 31/01/2008 theo đó các quy hoạch tuyến, điểm… được lập, phê duyệt và đầu tư nhằm tăng cường, bổ sung các điều kiện để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách về thăm quan, vui chơi giải trí và ăn nghỉ. Để tiếp tục cho các hoạt động trên phát triển, ngày 28/11/2011, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành kết luận số 02a-KL/TU về tiếp tục thực hiện "Nghị quyết 08 ngày 07/3/2007 của Tỉnh ủy (Khóa XI) về chương trình phát triển thương mại, du lịch, kinh tế cửa khẩu và đối ngoại đến năm 2010" cho giai đoạn 2011-2015. Giai đoạn này, du lịch có bước phát triển nhanh cả về lượng và chất, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, tay nghề được các thành phần kinh tế quan tâm đầu tư, công tác quản lý nhà nước và tuyên truyền quảng bá xúc tiến được tăng cường, tỉnh thành lập Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch (trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và DU lịch) vào tháng 9/2011 để thực hiện các nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch theo hướng chuyên ngành, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu luôn thay đổi và phát triển ngày càng cao của du khách. Việc lựa chọn “Lễ hội Hoa Ban” diễn ra thường niên vào tháng 3 hàng năm đã và đang tạo nên thương hiệu du lịch Điện Biên, gắn với gần 30 di sản đã được xếp hạng là các lễ hội, hội của các dân tộc diễn ra trên địa bàn tỉnh đã tạo nên chuỗi sản phẩm phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng về tâm linh, trải nghiệm, nghiên cứu, vui chơi giải trí của du khách.

    Năm 2010 đón 305.000 lượt khách trong đó có 52.000 lượt khách quốc tế, tổng thu từ du lịch đạt 150 tỷ đồng, tạo 6.500 việc làm, so với năm 2004 tăng 1,71 lần về khách, 4,91 lần về tổng thu và việc làm đạt 3,82 lần. Năm 2015 đón 420.000 lượt khách trong đó có 70.000 lượt khách quốc tế, tổng thu đạt 550 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 11.500 người, so với 2010 tăng 1,37 lần về khách, 3,66 lần về tổng thu và 1,76 lần về lao động việc làm. Du lịch Điện Biên đã dần đạt tới các mục tiêu về KT-XH và mở rộng giao lưu về văn hóa, có tác động to lớn đến việc bảo tồn và phát huy vốn văn hóa, tập quán tốt đẹp của nhân dân các dân tộc, góp phần thức đẩy các ngành sản xuất phát triển về quy mô và chất lượng sản phẩm, tạo đà cho xây dựng và phát triển thôn, bản văn hóa mới với chất lượng cuộc sống về tinh thần và vật chất ngày càng cao, lao động việc làm ở các lứa tuổi được phát huy, đặc biệt là phụ nữ ở cả doanh nghiệp và các bản văn hóa phục vụ khách du lịch (cả trực tiếp và gián tiếp). Đồng thời nhận được sự giúp đỡ của Tổ chức phát triển du lịch xanh (EU) và sự tăng cường hợp tác giữa 8 tỉnh TBMR và các tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh… cũng như các tỉnh đại diện cho các vùng, miền trên cả nước, hợp tác đa phương và song phương được cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và doanh nghiệp quan tâm thực hiện, sự hỗ trợ về nguồn lực của EU và Ngân hàng ADB cho các Dự án hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng du lịch tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng… Đó là những điểu kiện cho du lịch phát triển những năm tới.

    Ngày 23/5/2016, BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 03/NQ-TU về phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trên  cơ sở kế thừa và phát huy kết quả đã đạt được đến năm 2015, Nghị quyết xác định mục tiêu đến năm 2020 đón 870.000 lượt khách (trong đó khách quốc tế đạt 220.000 lượt), tổng thu đạt 1.500 tỷ đồng; Đến năm 2025 đón 1.300.000 lượt khách (trong đó khách quốc tế đạt 300.000 lượt), tổng doanh thu đạt 2.400 tỷ đồng; Đến năm 2030 đón 1.600.000 lượt khách trong đó khách quốc tế đạt 350.000 lượt, tổng doanh thu đạt 3.500 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 35.000 lao động. Cùng với đó là hệ thống các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện được các mục tiêu trên.

    Thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ do Nghị quyết đề ra, giai đoạn 2016-2020, tổng lượt khách đến Điện Biên đạt 2.981.000 lượt, trong đó khách quốc tế đạt 437.000 lượt, tổng doanh thu đạt 4.756 tỷ, lao động bình quân đạt 14.500 người/năm. So với giai đoạn 2011-2015 tăng 1,52 lần về khách, 2,33 lần về thu nhập từ du lịch và bước đầu hình thành xây dựng thương hiệu cho du lịch Điện Biên, có đóng góp không nhỏ cho phát triển KT-VH-XH, xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới… Công tác quản lý nhà nước được tăng cường, nhận thức về lợi ích của du lịch đối với định hướng phát triển các ngành sản xuất, kinh tế, xã hội của địa phương được các cấp các ngành, doanh nghiệp và người dân đã thay đổi và theo hướng tích cực, các hoạt động tạo ra không gian cho phát triển du lịch được mở rộng cả bề rộng và chiều sâu theo hướng tích cực, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có nhiều khả năng đến xấy dựng ý tưởng, đầu tư phát triển du lịch Điện Biên nói riêng và du lịch Tây Bắc nói chung, các hoạt động hợp tác song phương, đa phương đã và đang được triển khai theo hướng thuận lợi. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 phát triển và diễn biến phức tạp, thị trường du lịch trong và ngoài nước bị đóng băng, kết quả thực hiện năm 2020 chỉ đạt 351.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 16.800 lượt, doanh thu đạt 575 tỷ đồng, so với năm 2019 giảm 494.000 lượt khách trong đó khách quốc tế giảm 134.300 lượt, doanh thu giảm 791 tỷ đồng, lao động việc làm giảm 8.000 người. So với mục tiêu đề ra cho năm 2020 giảm 519.000 lượt khách, doanh thu giảm 925 tỷ đồng. Du lịch toàn quốc nói chung, Điện Biên nói riêng chịu sự ảnh hưởng trực tiếp, toàn diện và bị hệ lụy tiêu cực lâu dài cả trực tiếp và gián tiếp, thời gian khôi phục là rất dài về kinh tế cũng như lao động nghề, các hoạt động đầu tư, xúc tiến, xây dựng sản phẩm, tìm kiếm thị trường gần như phải khời động lại từ đầu trong hoàn cảnh, điều kiện mới với nhiều khó khăn về thời gian dài, nguồn lực lớn…

    Nhằm để từng bước thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động du lịch đối với phát triển KT-VH-XH, môi trường, thống nhất ý chí và hành động giữa nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư để phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, ngày 07/5/2021, BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ xuyên suốt, lâu dài và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị được lượng hóa, cụ thể:

    * Với quan điểm chủ đạo:

    (1) Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý điều hành của các cấp chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư là chủ thế có vai trò động lực cho phát triển du lịch;

    (2) Du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế cho phát triển với hệ tài nguyên đáp ứng được các loại hình du lịch như du lịch lịch sử tâm linh, bản sắc văn hóa dân tộc gắn với cảnh quan thiên nhiên, du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, chăm sóc sức khỏe, mua sắm, hội nghị, hội thảo… có giá trị gia tăng đóng góp trên 10% GRDP của tỉnh hàng năm;

    (3) Phát triển du lịch theo hướng bền vững có trọng tâm, trọng điểm, gắn với phát huy, bảo tồn các giá trị di sản về lịch sử, văn hóa dân tộc, sử dụng có hiệu quả về tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng an ninh, thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm đạt tới mục tiêu của phát triển là Kinh tế - Văn hóa - Xã hội - Môi trường - Trật tự an toàn xã hội;

    (4) Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng và hiệu quả trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá, xây dựng và làm mới sản phẩm có thương hiệu; tăng cường hợp tác, liên kết với các tổ chức du lịch trong và ngoài nước về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho quản trị và kỹ năng nghề với tinh thần chủ động hội nhập sâu rộng…

    (5) Phát triển đồng bộ các loại hình du lịch đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách từ bình dân đến cao cấp, các hoạt động đầu tư, khai thác tài nguyên để phát triển du lịch đảm bảo ổn định, lâu dài đồng thời đảm bảo hài hòa về lợi ích của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp và nhà nước, nâng cao vai trò quản trị của nhà nước tại các điểm đến.

    * Với mục tiêu cụ thể:

    (1) Trong giai đoạn đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng bình quân tăng 15%/năm về khách và doanh thu, số ngày lưu trú bình quân đạt từ 03 ngày. Đến năm 2025 đón từ 1.300.000 lượt khách trong đó khách quốc tế đạt 300.000 lượt, tổng thu từ du lịch đạt từ 2.400 tỷ đồng, tạo ra từ 12.500 việc làm.

    (2) Giai đoạn đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 15% về khách, 14% về doanh thu, số ngày lưu trú bình quân đạt trên 03 ngày. Đến năm 2030 đón từ 2.000.000 lượt khách trong đó khách quốc tế đạt từ 400.000 lượt, tổng thu từ du lịch đạt từ 5.000 tỷ đồng, tạo ra từ 25.000 việc làm.

    Để đạt được quan điểm và mục tiêu trên, Điện Biên cần triển khai thực hiện tốt các nhóm nhiệm vụ và giải pháp mang tính đột phá như:

    * Nhóm 1: Lập, triển khai quy hoạch, xây dựng và vận hành cơ chế, chính sách thu hút, hỗ trợ đầu tư

    - Lập quy hoạch tổng thể du lịch tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2050 làm cơ sở để quản lý vùng và không gian cho phát triển các loại hình du lịch cũng như định hướng cho các hoạt động vĩ mô (Thay thế cho Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020 theo Quyết định số 150/QĐ-UBND ngày 31/01/2008 của UBND tỉnh) và điều chỉnh các quy hoạch khu, điểm, tuyến… phù hợp với xu hướng phát triển mới.

    - Triển khai quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang tỉnh Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Theo Quyết định số 1465/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ) bằng các quy hoạch cụ thể với định hướng đến năm 2030, 2035 và xa hơn đến năm 2050 để khai thác và phát huy tiềm năng và tài nguyên của vùng di sản quan trọng này gắn với quy hoạch phát triển thành phố Điện Biên Phủ đến năm 2050 phấn đấu trở thành đô thị du lịch và dịch vụ Điện Biên Phủ.

    - Xây dựng hệ thống chính sách với cơ chế ổn định, lâu dài theo hướng khuyến khích thu hút đầu tư và hỗ trợ sau đầu tư, đồng thời đảm bảo các quyền, lợi ích cho các bên tham gia đầu tư, phát triển phù hợp với từng loại hình du lịch.

    * Nhóm 2: Xây dựng hạ tầng KT-XH và đầu tư cở vật chất kỹ thuật

    - Nhà nước thực hiện các hình thức để đầu tư hạ tầng KT-XH kết nối giữa các vùng, khu, điểm để hướng dẫn, định hướng cho phát triển các loại hình du lịch theo quy định.

    - Cộng đồng dân cư, doanh nghiệp thực hiện các hình thức đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với loại hình du lịch đã lựa chọn, đảm bảo yêu cầu chung của quy hoạch cụ thể, nhằm để khai thác có hiệu quả tài nguyên theo hướng bền vững…

    * Nhóm 3: Hợp tác, liên kết đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các cấp độ với các đối tượng: Quản lý nhà nước; Quản trị doanh nghiệp; Kỹ năng nghề và ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch cho cộng đồng dân cư tại điểm đến, phù hợp với loại hình du lịch, sao cho tài nguyên để phát triển du lịch là tài sản vô giá của cộng đồng tại các khu, điểm du lịch.

    * Nhóm 4: Xây dựng sản phẩm và tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch

    - Xây dựng sản phẩm gắn với tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hóa có thương hiệu có đặc trưng riêng với hành trình 1 cung đường nhiều điểm đến…

    - Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tư theo nhóm sản phẩm phù hợp với thị trường trong và ngoài nước với nhiều hình thức có tính lan tỏa cao.

    * Nhóm 5: Nâng cao nhận thức và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch

    - Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của du lịch đối với phát triển KT-VH-XH địa phương trước mắt cũng như lâu dài theo hướng bền vững trên cơ sở bảo tồn, phát triển các nguồn tài nguyên và di sản văn hóa dân tộc, đồng thời là tài sản của cộng đồng, đơn vị, địa phương cần được bảo vệ và gìn giữ để khai thác lâu dài…

    - Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch theo hướng chuyên nghiệp từ lập, quản lý thực hiện quy hoạch, cơ chế chính sách… đáp ứng yêu cầu phát triển  đa dạng với xu hướng ngày càng cao của các loại hình du lịch, đảmbảo sự thống nhất quản lý của nhà nước, hoạt động kinh doanh của cộng đồng và doanh nghiệp.

    Hy vọng đại dịch Covid-19 bị đẩy lùi, du lịch Việt Nam nói chung, Điện Biên nói riêng thích ứng an toàn, hiệu quả, bình thường mới để phục hồi với tâm thế mới. Du lịch Điện Biên chuẩn bị tốt để đáp ứng yêu cầu phục vụ du khách đến với các sự kiện quan trọng diễn ra trên địa bàn tỉnh năm 2024 như: Kỷ niệm 70 năm giải phóng Điện Biên Phủ (5/1954-5/2024); Kỷ niệm 270 năm giải phóng Mường Thanh (5/1754-5/2024); Kỷ niệm 115 năm thành lập tỉnh Điện Biên (6/1909-6/2024); Kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng bộ tỉnh (10/1949-10/2024); Năm Du lịch Điện Biên Phủ lần thứ 2 (2004/2024, được Chính phủ cho phép)…Đây là cú hích tạo đà cho sự phát triển giai đoạn đến năm 2030 và những năm tiếp theo. Cùng với quyết tâm chính trị của tỉnh, sự thống nhất giữa các cấp, các ngành, hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp, tin rằng du lịch Điện Biên sẽ thoát khỏi câu nói buồn bấy lâu nay: “Du lịch Điện Biên quá nhiều người nói mà ít người làm”.

    Với 4 Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh và 01 Kết luận của BTV Tỉnh ủy dành cho phát triển du lịch tỉnh Điện Biên, theo đó, các cấp ủy Đảng, HĐND, UBND các cấp, các ngành, đoàn thể chính trị xã hội, hội nghề nghiệp xây dựng Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ phát triển du lịch phù hợp với từng địa phương, đơn vị… Tất cả với quan điểm thống nhất, xuyên suốt: Phát triển du lịch là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị; nhà nước thống nhất quản lý, dẫn dắt, hướng dẫn; khuyến khích và hỗ trợ các thành phần KT-XH tham gia hoạt động du lịch và dịch vụ từ đầu tư, tôn tạo phát triển tài nguyên đến khai thác phục vụ du khách… Đó là sự quan tâm đầy trách nhiệm của Đảng, chính quyền và nhân dân dành cho ngành Du lịch non trẻ so với khu vực và cả nước. Đó cũng là tâm thế, mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng cho du lịch để phù hợp với từng thời kỳ phát triển KT-VH-XH của các địa phương trong tỉnh. Đồng thời đặt ra kỳ vọng mà du lịch phải phấn đấu đạt tới với những bứt phá cho phép du lịch đáp ứng được cả chất và lượng cho du khách đến với Điện Biên. Như vậy, du lịch Điện Biên đã và đang hội đủ điều kiện cho phát triển với tâm thế được trao và kỳ vọng mà Đảng, chính quyền, nhân dân các dân tộc Điện Biên mọng đợi trước mắt cũng như lâu dài.

    Vấn đề còn lại là cần phải nỗ lực, quyết tâm đồng lòng chung sức của cộng đồng những người làm du lịch và yêu thích du lịch sẽ tạo nên thế và lực mới cho du lịch Điện Biên. Du lịch chỉ phát triển bền vững khi và chỉ khi có sự lãnh đạo thống nhất, tập trung của cấp ủy Đảng; sự quản lý, dẫn dắt của nhà nước; sự hướng dẫn, tạo cảm hứng của các ngành, tổ chức chính trị - xã hội; sự tin cậy đầu tư kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp và sự đồng thuận cùng hưởng lợi của cộng đồng dân cư. Bởi du lịch vô cùng nhạy cảm và cực kỳ mẫn cảm với xã hội và môi trường, đồng thời luôn làm mới và tạo nên giá trị, năng lượng cho phát triển KT-VH-XH-MT và sự hợp tác hữu nghị.

  • Tác giả: Nguyễn Văn Năm - Hiệp hội Du lịch tỉnh Điện Biên
  • Nguồn tin: svhttdl.dienbien.gov.vn
  • Hình ảnh: Khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
  • Tổng cục Du lịch chính thức khởi động chương trình truyền thông “Live fully in Vietnam” đón khách quốc tế
  • Khai trương phòng chờ Thương gia First Lounge by Bamboo Airways tại Cảng hàng không Điện Biên Phủ
  • Thị xã Mường Lay không tổ chức Lễ hội Đua thuyền đuôi én lần thứ VIII, năm 2022
  • Trao giải cuộc thi video/clip “Phụ nữ Điện Biên chung tay quảng bá du lịch địa phương”
  • Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành Kế hoạch phát triển các sản phẩm OCOP bền vững trên địa bàn tỉnh
  • Lễ công bố, trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề làm giày thêu của người Xạ Phang”, thuộc loại hình tri thức dân gian đối với nghề làm giày của cộng đồng dân tộc người Xạ Phang
  • Khởi nghiệp và gìn giữ, phát huy văn hóa dân tộc
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành văn bản hướng dẫn tạm thời thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
  • Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới
  • Trang: 
  • 651-660 of 996<  ...  61  62  63  64  65  66  67  68  69  70  ...  >