• KHÁCH SẠN - NHÀ NGHỈ - HOMESTAY
  • Lễ cấp sắc (Tủ cải) của người Dao quần chẹt, xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa
    Dân tộc Dao là một trong 19 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, với hơn 6.000 người, sinh sống tập trung tại các huyện Mường Nhé, Nậm Pồ và Tủa Chùa, thuộc các ngành Dao đỏ, Dao quần chẹt và Dao khâu. Xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa được coi là “thủ phủ” của người Dao quần chẹt
    >>> Chi tiết
  • Lễ hội đua thuyền đuôi én tại thị xã Mường Lay
    Thường khi nói về Lễ hội đua thuyền người ta hay nghĩ tới những vùng đồng bằng ven biển với bờ biển dài, nhưng Lễ hội đua thuyền đuôi én lại diễn ra ở một nơi rất khác biệt, đó là thị xã Mường Lay. Mường Lay - nơi tụ thủy của ba dòng chảy là sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay. Nơi đây vẫn được coi là thủ phủ, là trung tâm văn hóa của đồng bào dân tộc Thái trắng, với chứng tích là khu dinh thự của ông "vua" Thái Đèo Văn Long bên bờ Đà giang hùng vĩ.
    >>> Chi tiết
  • Lễ (Tết) Té nước “Bun Huột Nặm” của dân tộc Lào
    Tết té nước “Bun Huột Nặm” là một lễ Tết truyền thống của đồng bào dân tộc Lào trên địa bàn bản Na Sang 1, xã Núa Ngam. Từ năm 2015, Tết té nước đã được cộng đồng Bản Na Sang 1 phục dựng tổ chức vào đúng thời điểm Tết truyền thống của người Lào từ ngày 14/4 đến ngày 16/4 (dương lịch), góp phần tái hiện lại yếu tố văn hóa truyền thống của người Lào và đã trở thành nếp sống, phong tục của người dân nơi đây.
    >>> Chi tiết
  • Lễ hội Thành Bản Phủ
    Di tích Thành Bản Phủ thuộc xã Nọong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên được xây dựng từ năm 1758 đến năm 1762. Thành rộng hơn 80 mẫu, dựa lưng vào sông Nậm Rốm; chân thành rộng 15m, mặt thành rộng 5m, cao 15m; tường thành đắp bằng đất, trồng tre gai đem từ miền Tây Thanh Hóa, hào sâu rộng 4-5 thước.
    >>> Chi tiết
    11-14 of 14<  1  2  >