• Tục cưới hỏi - nét văn hóa đặc sắc của người Thái
  • Thời gian đăng: 10/09/2019 08:46:20 AM
  • Chuyện hôn nhân của các cặp nam nữ thanh niên khi trưởng thành từ bao đời nay đã trở thành niềm vui chung của gia đình, dòng họ và bản làng. Cũng như đồng bào ở các vùng miền khác, đối với đồng bào dân tộc Thái ở Điện Biên, việc cưới hỏi có những quy ước rất chặt chẽ, được thể hiện thông qua các nghi lễ, nghi thức, và là một nét văn hóa đặc sắc được giữ gìn cho đến ngày nay.

    Từ xa xưa, trai gái người Thái đến tuổi trưởng thành được chủ động tìm bạn đời cho mình để kết duyên. Theo tục lệ, nghi thức cưới hỏi của dân tộc Thái được tiến hành qua nhiều bước bao gồm: Dạm ngõ, ăn hỏi, gửi rể, đám cưới, lễ tạ ơn. Đây là nét văn hóa rất đặc trưng cảu người Thái.

    Dạm ngõ (Pày Chám) là bước đầu tiên của lễ cưới, thường thì đại diện bên nhà trai là hai bà cô đến nhà gái chơi, tìm hiểu nhà gái, nói chuyện việc bàn bạc về tình yêu đôi lứa.

    Sau cuộc nói chuyện hai bên gia đình sẽ hứa hẹn và ấn định ngày lành tháng tốt, tiếp theo nhà trai sẽ sang nhà gái làm lễ ăn hỏi.

     Nh-trai-sang-nh-g-i-d-m-ng-1.jpg

    Nhà trai đến nhà gái dạm ngõ

    Lễ ăn hỏi (Bay mía) là một nghi lễ bắt buộc của người Thái, trong tiến trình hôn nhân, khi nhà trai đã chuẩn bị đầy đủ đồ lễ và các vật phẩm cần thiết cho việc ăn hỏi đến ngày hẹn với nhà gái (đó là ngày: pót, mâng, hai... theo quan niệm của người Thái đó là ngày đẹp, may mắn), nhà trai nhờ: hai bà mối, bố, mẹ, chàng trai, cô, gì, chú, bác và một số đại diện nhà trai sang nhà gái.

    Đồ lễ bao gồm: một con gà trống (cáy po), một con gà mái (cáy me), rượu và một số thực phẩm đủ cho số người đến dự. Hai bên gia đình bàn bạc nói chuyện, ấn định ngày lành tháng tốt để gửi rể.

     Le-an-hoi3.jpg

    Lễ ăn hỏi

    Lễ gửi rể (Sống khười), sau khi chàng trai đã được nhà gái nhất trí cho ở rể, ngày đầu đến ở rể chàng trai mang một con dao, một cái túi Thái và đồ dùng sinh hoạt của bản thân sang nhà gái.

    Chàng trai phải đảm đang công việc bên nhà vợ, phải ngủ riêng gian “Quản” đối diện “Hỏng hóng” (gian thờ tổ tiên) sau thời gian “thử thách” đó nếu được sự nhất trí của bố mẹ vợ tương lai, chàng trai được đem chăn đệm của nhà mình đến và nằm gian "Quản". Cứ thế đến hết thời gian ở rể "nếu đạt yêu cầu" nhà gái chính thức cho làm lễ thành hôn.

     Nh-trai-sang-l-m-l-g-i-r-2.jpg

    Nhà trai sang làm lễ gửi rể

    Lễ cưới vợ (Xú mia), lần cưới này coi như việc đánh dấu hết thời gian ở rể của người con trai. Tất cả đồ cưới do nhà trai phải chuẩn bị và mang sang nhà gái gồm: Bốn chăn,bốn đệm, bốn gối, bốn ga gường, bốn cái chiếu, tám giỏ cá khô (mỗi giỏ bốn con),một đôi vòng tay, một Châm cài tóc (Mạy mản), một bộ quần áo, một túi thổ cẩm.

     Nh-trai-sang-nh-g-i-chu-n-b-cho-ng-y-c-i4.jpg

    Nhà trai chuẩn bị lễ cưới

    Lễ tạ ơn (Tánh khảu khèn), trong ngày cưới nếu nhà trai có điều kiện và được nhà gái cho phép thì tiến hành làm lễ tạ ơn.  

    Đồ lễ tạ ơn gồm: Một con lợn, hai con gà, trầu cau, vỏ chay, tám sải vải trắng, tám sải vải đỏ, gạo, thóc, rượu, xôi…

    Hôn nhân một vợ một chồng và ở bên nhà chồng là hình thức chủ yếu trong hôn nhân của người Thái. Chế độ hôn nhân một vợ một chồng khá bền vững hiếm thấy các trường hợp ly hôn. Các trường hợp lấy hai vợ phải có nguyên nhân, vợ cả không có con hoặc qua đời. Các cặp vợ chồng không có con trai đều lấy con trai của anh, em ruột chồng làm con nuôi.

    C-c-l-v-t-trong-l-t-n4.jpg

    Các đồ lễ tạ ơn nhà gái

  • Tác giả: Xuân Hòa
  • Nguồn tin: Tài liệu tham khảo, ảnh: Bảo tàng tỉnh