Du lịch Điện Biên
Du lịch Điện Biên
  • Nhà trưng bày Hoàng Sa
  • Thời gian đăng: 22/04/2024 02:49:37 PM
  • Nhà trưng bày Hoàng Sa tọa lạc tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Nhà trưng bày có hơn 300 tư liệu, hiện vật, bản đồ, hình ảnh… phản ánh quá trình lịch sử từ những ngày đầu khi các chúa Nguyễn khai phá, xác lập chủ quyền cho đến nay. Bên cạnh đó, đây là nơi trưng bày, giới thiệu, tuyên truyền những tư liệu lịch sử và pháp lý minh chứng về quá trình khai phá, xác lập và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa một cách thực sự, liên tục và hoà bình, phù hợp với thực tiến và luật pháp quốc tế.
  • Nhà Trưng bày Hoàng Sa lưu giữ và trưng bày nhiều tài liệu, hiện vật, bản đồ, hình ảnh được chia thành 5 chủ đề, được giới thiệu thông qua hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.

    Chủ đề 1: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên trên quần đảo Hoàng Sa. Chủ đề giới thiệu tổng quan về vị trí chiến lược, tọa độ, phân loại các thực thể địa lý trên quần đảo Hoàng Sa, tài nguyên thiên nhiên, sinh vật biển trên quần đảo Hoàng Sa.

    nha-trung-bay-hoang-sa-chu-de-1-vi-tri-dia-ly-va-dieu-kien-tu-nhien-tren-quan-dao-hoang-sa.jpg

    Chủ đề 2: Hoàng Sa trong thư tịch cổ Việt Nam trước thời nhà Nguyễn. Chủ đề này kéo dài khoảng 2 thế kỷ từ đầu thế kỷ 17 đến trước năm 1802. Quần đảo Hoàng Sa được định danh với tên gọi bằng chữ Nôm là “Bãi Cát Vàng” và được miêu tả rất chi tiết trên các bản đồ, thư tịch cổ từ thời nhà Lê đến thời nhà Nguyễn khẳng định các nhà nước Việt Nam đã phát hiện, khai thác, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, coi đây là phần lãnh thổ quan trọng của quốc gia trên biển.

    nha-trung-bay-hoang-sa-chu-de-2-hoang-sa-trong-thu-tich-co-vietnam-truoc-thoi-nha-nguyen.jpg

    Chủ đề 3: Hoàng Sa trong thư tịch cổ Việt Nam ở thời nhà Nguyễn (1802 – 1945). Ở chủ đề này giới thiệu các thư tịch cổ, tài liệu cổ của Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa được thể hiện: Nhà Nguyễn tiếp tục thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa thông qua nhiều hoạt động của đội hùng binh và thủy quân triều đình. Bên cạnh đó, không gian trưng bày về: Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa; Quê hương của Hải đội Hoàng Sa; hình ảnh, tư liệu về hoạt động trên quần đảo Hoàng Sa (1858-1945); các bản đồ cổ, tư liệu cổ xác nhận lãnh thổ Trung Quốc không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    nha-trung-bay-hoang-sa-chu-de-4-bang-chung-chu-quyen-quan-dao-hoang-sa-viet-nam-1.jpg

    Chủ đề 4: Bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa (1945 – 1974) được thể hiện rõ qua:

    – Không gian trưng bày, giới thiệu hình ảnh, tư liệu về hoạt động trên quần đảo Hoàng Sa thời chính quyền Việt Nam Cộng hòa như: Sự thiết lập đơn vị hành chính, lưu quân trấn giữ, các hoạt động quan trắc khí tượng và khai thác nguồn lợi kinh tế trên vùng biển, đảo Hoàng Sa; các công văn liên quan đến hoạt động của Trạm khí tượng đặt trên đảo Hoàng Sa (Pattle vào năm 1955); các Nghị định, các sắc lệnh, quyết định, các công điện liên quan đến việc cử người ra quần đảo Hoàng Sa thực hiện nhiệm vụ.

    – Không gian trưng bày các tư liệu về sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974. Sự kiện lên án hành động bất chấp luật pháp quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông.

    nha-trung-bay-hoang-sa-chu-de-4-bang-chung-chu-quyen-quan-dao-hoang-sa-viet-nam-1.jpg

    Chủ đề 5: Bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa từ 1974 đến nay: Mặc dù, Trung Quốc chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974 nhưng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực thi, quản lý và khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa.

    Tất cả tư liệu, hiện vật đang được trưng bày tại Nhà Trưng bày Hoàng Sa thể hiện: Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên, liên tục đã có quá trình khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa một cách thực sự, liên tục, hòa bình, phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế.

    nha-trung-bay-hoang-sa-chu-de-5-bang-chung-chu-quyen-1974-1.jpg

    ĐỊA CHỈ, THỜI GIAN MỞ CỬA VÀ THÔNG TIN LIÊN HỆ

    * Địa chỉ: Đường Hoàng Sa, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng

    * Thời gian mở cửa đón khách vào tất cả các ngày trong tuần (kể cả ngày Lễ, Tết) như sau:

    – Buổi sáng: từ 08 giờ 00 đến 11 giờ 30;
    – Buổi chiều: từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 00;
    * Email: nhatrungbay.hoangsa@gmail.com

    * Vé tham quan: Nhà Trưng bày Hoàng Sa miễn phí vé tham quan

    * Thông tin liên hệ
    – Số điện thoại Lễ tân: 0236.3689.921
    – Số điện thoại Bộ phận Nghiệp vụ: 0236.3690929

  • Tác giả: Mai Hoa biên tập
  • Nguồn tin: danangfantasicity.com
  • Đề án tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Điện Biên giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020 Góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch tỉnh Điện Biên
  • Huyện Mường Nhé tổ chức Ngày hội đoàn kết các dân tộc lần thứ IV, năm 2019
  • Mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Điện Biên Phủ: Đòn bẩy thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Điện Biên
  • Chi bộ Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tổ chức sinh hoạt chuyên đề “50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”
  • Nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch mới tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên phục vụ khách du lịch dịp Quốc Khánh
  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Cuộc thi "Ảnh đẹp du lịch Sóc Trăng năm 2019”
  • Bộ Ngoại giao phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị khu vực Tây Bắc Bộ
  • Quảng bá hình ảnh Điện Biên tại Chương trình công chiếu phim tài liệu “Việt Nam - Viên ngọc của Á Châu” tại An-giê-ri
  • Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XIV
  • Ngày hội văn hóa dân tộc Thái lần thứ II tại tỉnh Điện Biên, năm 2019
  • Trang: 
  • 971-980 of 994<  ...  91  92  93  94  95  96  97  98  99  100  >